Kỹ thuật ép kim trong ngành in ấn hiện đại

Kỹ thuật ép kim trong ngành in ấn hiện đại

05/05/2024

Trước những xu hướng mới của xã hội, những yêu cầu đa dạng của đông đảo khách hàng hiện nay ngày càng nhiều kỹ thuật in ấn. Tùy theo từng nhu cầu mà khách hàng có thể chọn những kỹ thuật in khác nhau. Để giúp sản phẩm in ấn có tính thẩm mỹ cao hơn, sang trọng cao cấp hơn, thu hút ánh nhìn khách hàng hơn thì các kỹ thuật gia công sau in rất quan trọng. Trong đó, Công nghệ ép nhũ và ép kim là hai công nghệ được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn từ trước đến nay. Ép kim, ép nhũ đều là những kỹ thuật lâu đời được sử dụng trong ngành in, với mục đích giúp sản phẩm in ấn trở nên ấn tượng, cao cấp hơn.

Kỹ thuật ép kim là gì?

Ép kim là gì không phải là điều mà bất kỳ ai cũng biết, đặc biệt là người ngoài ngành thiết kế. Đây là một trong những kỹ thuật nhằm làm tăng sự độc đáo, khác biệt của các sản phẩm in ấn. Do đó, ép kim trở thành công nghệ có mặt tại hầu hết xưởng in trên khắp cả nước.

Ép kim là một phương pháp dùng nhiệt lớn để ép một phần kim loại mỏng được định hình theo khuôn có sẵn lên vật liệu cần gia công. Màu sắc của phần ép kim sẽ phụ thuộc vào màu của kim loại được lựa chọn ban đầu. Một số màu thông dụng được sử dụng rất nhiều đó là bạc, vàng, tím, trắng, camay, màu xanh,….

Những chi tiết được ép dưới khi ở dưới ánh nắng mặt trời sẽ tạo hiệu ứng lấp lánh, phản quang ánh sáng, rất ấn tượng và bắt mắt

Việc ép kim có hoàn hảo hay không phụ thuộc phần lớn vào hình dáng, chất lượng khuôn ép. Do đó, khi sử dụng công nghệ ép kim thì cần sử dụng khuôn, có 2 loại khuôn phổ biến hiện nay là khuôn kẽm và đồng. Tuy nhiên dù được sử dụng nhiều hơn nhưng khuôn kẽm lại không bền bằng khuôn đồng. Đồng thời, sản phẩm được ép kim bằng khuôn đồng sẽ cho ra độ chính xác cao hơn.

Hiểu một cách đơn giản hơn, ép kim được biết như một hình thức trang trí trên bề mặt sản phẩm, đặc biệt ngày nay được ứng dụng vào in name card giá rẻ . Việc này thông qua quá trình ép lên bề mặt cần nhấn mạnh một hình ảnh, họa tiết, logo, chữ viết, tên thương hiệu bằng nhũ vàng, bạc hoặc bất kỳ màu sắc đặc trưng nào khác. Điều này góp phần làm tăng tính thẩm mỹ và làm cho sản phẩm trở nên nổi bật hơn.

Màu sắc: Foil ép kim có khá nhiều màu sắc, từ bạc, vàng tây, vàng ta, xanh dương, xanh lá đỏ…. Ép kim là kỹ thuật được sử dụng từ lâu đời nhằm làm nổi bật các chữ hoặc logo hoặc các họa tiết do có màu ánh kim trên bề mặt các sản phẩm in offset, qua đó làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm

Chất liệu thường dùng trong kỹ thuật ép kim

Ép kim có thể được sử dụng trên tất cả các chất liệu khác nhau, nhưng có yêu cầu giấy dày từ 250gms để đảm bảo không bị rách, hoặc in sang mặt còn lại.

Thông thường, kỹ thuật ép kim thường được sử dụng trên các chất liệu:

  • Giấy couche
  • Giấy mỹ thuật
  • Giấy Ivory
  • Và các loại giấy khác bồi lên bề mặt hộp, túi

Ưu nhược điểm của kỹ thuật ép ki

Nếu trước kia không quá nhiều người lựa chọn gia công ép kim thì vài năm trở lại đây, ép kim đã được lựa chọn cũng như yêu thích bởi rất nhiều khách hàng. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của kỹ thuật ép kim để khách hàng có thể tham khảo, lựa chọn.

Ưu điểm

  • Ép kim giúp các chi tiết bắt mắt, thu hút sự chú ý hơn, tạo nên sự độc đáo khác biệt
  • Ép kim giúp tăng độ tương phản giữa vật liệu và họa tiết cần ép 
  • Chi tiết được ép sẽ bền màu hơn, không bị phai nhòe hay 
  • Tạo sự sang trọng cho sản phẩm’
  • Ép được trên mọi chất liệu
  • Ép được nhiều màu
  • Chi phí không cao so với việc in mực nhũ
  • Duy nhất chỉ có 1 hạn chế là thời gian lấy hàng lâu hơn so với in mực nhũ

Nhược điểm

  • Để tạo các chi tiết được ép kim thì cần tạo khuôn riêng cho từng chi tiết nên khá tốn kém chi phí
  • Thời gian thực hiện nếu có ép kim cũng lâu hơn

Ứng dụng của kỹ thuật ép kim

Ứng dụng của việc ép kim trong thiết kế khá đa dạng. Người ta thường dùng ép kim toàn bộ nội dung hoặc dập nổi, dập chìm, ép kim phủ UV hoặc ép kim bồi 3D cho sản phẩm của mình thêm phần ấn tượng

Hầu như trong in ấn, các ấn phẩm đều có thể sử dụng công nghệ ép kim này. Các ấn phẩm hay sử dụng gồm:

  • Ấn phẩm văn phòng: Phong bì thư, kẹp file, name card
  • Ấn phẩm bao bì: Ép lên túi giấy, in hộp giấy
  • Ấn phẩm truyền thông: catalogue

Ép kim kết hợp thêm 1 vài kỹ thuật sau đây để làm tăng tính thẩm mỹ sản phẩm:

+ Thúc nổi thúc chìm: Đây là kỹ thuật làm nổi hoặc chìm vị trí ép kim so với bề mặt sản phẩm tạo gờ qua đó nhấn mạnh vị trí cần ép kim

+ Ép kim bóng hoặc mờ sản phẩm đây là 2 hiệu ứng vị trí ép kim, ép bóng tạo độ phản sáng cao hơn, còn ép mờ bề mặt mịn màng tinh tế.

  • Hầu hết các sản phẩm in đều có thể sử dụng thêm kỹ thuật ép kim để tăng tính thẩm mỹ, như túi giấy, hộp giấy, lì xì, lịch tết, thiệp mời, phong bì, bằng khen…
  • Với giấy mỹ thuật nền đậm như đen, đỏ …. thì việc in ấn hệ 4 màu không còn tác dụng, việc in lót trắng thì chi phí quá cao. Thì việc ép kim trở thành lựa chọn hàng đầu cho khách hàng. Ngay nay màu nhũ kim rất đa dạng từ bạc, vàng 18k, vàng 24, xanh, đỏ, tím, hồng đến ngày màu trắng sữa đều có. Do đó nó là 1 thế mạnh trong việc in ấn các giấy mỹ thuật có màu nền đậm.